Bề mặt sơn bị bong tróc thường do bề mặt có nhiều bụi, xuất hiện hơi ẩm từ bên trong tường. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể bởi bạn không sử dụng lớp sơn lót, sử dụng bột trét chất lượng kém hoặc sơn không đúng kỹ thuật khi trét bột trên bề mặt đã sơn phủ.
Hiện tượng tường nhà bị thấm mốc, bong trócHiện tượng tường nhà bị thấm mốc, bong tróc
Để khắc phục vấn đề này mời bạn và mọi người cùng tham khảo qua bài viết sau nhé :
Do hơi nước ở chân tường ẩm lên trên tường nên có hiện tượng bong tróc sơn. Bạn nên cạo toàn bộ phần sơn bả đến lớp vữa trát, sau đó quét kỹ bằng hóa chất keo chống thấm ngược toàn bộ bề mặt (nên quét rộng hết mảng tường). Để khoảng 1 tuần, khi tường khô thì mới sơn lại.
Để giải quyết vấn đề này, phải dùng bàn chải sắt chà sạch, để tường khô ráo hoàn toàn. Sau đó, cần thi công lại theo đúng hệ thống sơn và nên sử dụng loại sơn chất lượng cao, chống thấm tốt. Sau khi hoàn thiện, nên lắp quạt hút ở những nơi có độ ẩm cao.
Sơn bị phai màu hầu hết do sử dụng sơn kém chất lượng, không sử dụng sơn lót và độ ẩm của tường khá cao. Để hạn chế sự cố này, nên chọn loại sơn phù hợp và tiến hành sơn lại theo đúng quy trình và hệ thống.
Màng sơn bị nổi bọt cũng là một vấn đề khi sơn nhà chong tham. Mảng tường khi đó sẽ hình thành những bọt khí với kích thước nhỏ, khi sơn khô những bọt khí này vỡ ra, để lại trên bề mặt sơn những vòng tròn lõm xuống. Sơn chất lượng kém và quá hạn sử dụng có thể là một nguyên nhân. Ngoài ra, nếu bạn sơn quá dày, cũng khiến sơn bị nổi bọt.
Để tránh sơn bị nổi bọt, nên để ý không lăn hay quét sơn quá dày, chà sạch bề mặt trước khi sơn lại.
Sơn bị lệch màu chỉ có thể nhận thấy khi sơn đã khô hoàn toàn, màu sắc trên bề mặt khi đó có những phần không giống nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bề mặt thi công sơn lót không đồng đều, dung môi pha không đồng nhất, khi thi công khuấy và lăn sơn không đều.
Cần lăn sơn lót trước khi sơn phủ, khuấy sơn thật kỹ trước khi lăn sơn, thực hiện đúng quy trình sơn hướng dẫn trên các bao bì.
Bề mặt sơn bị phồng rộp cũng là một hiện tượng khá phổ biến do thi công sơn khi tường còn ẩm ướt, tường bị thấm nước, hơi ẩm từ nước mưa, từ không khí ẩm hoặc do tường bị rạn nứt.
Để mặt tường khô từ 15 đến 20 ngày, ngăn ngừa nguồn nước, hơi ẩm làm ảnh hưởng tới độ ẩm của tường, loại bỏ lớp sơn phồng rộp, làm sạch bề mặt, sau đó thi công lại bằng bột trét, sơn lót và sơn phủ với sản phẩm chất lượng cao.
Cuối cùng là hiện tượng ra phấn trên tường. Sau khi sơn, dùng tay hay một loại vải mịn chà lướt qua bề mặt sơn, bạn có thể thấy hiện tượng phấn bám lên đó. Điều này xảy ra khi dung môi pha quá nhiều, tường bị ẩm hoặc sơn không đạt chất lượng.